🗂  

Nhớ Nguồn / Remember Spring
(2024)

 

👨‍👩‍👦‍👦 Curated by Phương
ft. Thuỵ Vy, Minh-An Phạm, Trinh Mia Đặng
🌏 Trocadero Projects, Melbourne

In their publication ‘Making Chó Bò’, artist James Nguyen speaks about their lengthy separation with their father due to migration issues. During this process, photographs were requested as proof of their family’s legitimacy. However, many of them were lost somewhere between the Vietnam embassy and the Australian
migratory department, leading to an extended period of separation between Nguyen’s father and the rest of the family.

Existence of families or one’s cultural heritage can be denied and erased, all while upholding the significance of imagery as a tool of institutional power. How can Vietnamese-Australian artists subvert this notion and bring around the role of photography in reclaiming one’s personal narrative, in connection to their homeland? Responding to the Vietnamese proverb ‘Uống nước Nhớ nguồn’ (Drink water, Remember spring), artists Thuy Vy, Trinh Mia Dang, and Minh-An Phạm offer glimpses into their trips back to Vietnam. Amidst states of transition, they navigate the interplay of unfamiliarity and familiarity, celebrate family life, grapple with grief,
and contemplate the loss of distant loved ones. The transportation of images, albeit in film negatives, memory cards, or mobile phones, parallels the movement of bodies between lands, shaping migrant communities’ experiences upon the shifting landscape of memories.
/
Trong luận văn ‘Make Chó Bò / Làm Trouble’, nghệ sĩ James Nguyễn kể về quãng thời gian dài xa cách với cha mình vì những bất cập trong quá trình di cư. Khi ấy, những tấm ảnh và tài liệu cá nhân của gia đình anh đã bị yêu cầu phải cung cấp làm bằng chứng trong đơn xin thị thực. Tuy nhiên, những tấm ảnh ấy đã bị thất lạc đâu đó giữa Việt Nam và Bộ Di trú Úc, dẫn đến tình trạng ly tán kéo dài giữa cha của James và những người còn lại trong gia đình anh.

Sự tồn tại của một gia đình nhập cư, hay di sản cội nguồn của một cá nhân có thể bị khước từ và xoá bỏ khi vai trò của hình ảnh trở thành một công cụ kiểm soát cho giới cầm quyền. Làm thế nào để chúng ta lật đổ ý niệm này để viết lại câu chuyện cá nhân mình và kết nối sâu đậm hơn với quê hương? Đáp lại câu tục ngữ "Uống nước Nhớ nguồn", nghệ sĩ Thụy Vy, Trinh Mia Đặng, và Phạm Minh An đưa chúng ta lại gần hơn với những chuyến hồi hương đầy cảm xúc. Giữa muôn vàn chuyển đổi, họ cho ta thấy những đan xen buồn vui lẫn lộn. Họ đối mặt với cái thân quen lẫn xa lạ, đầm ấm sum họp gia đình nhưng cũng vật lộn với suy ngẫm về nỗi đau mất mát những người thân yêu ở nơi xa. Sự dịch chuyển của những tấm ảnh—dẫu qua âm bản phim, thẻ nhớ, hay điện thoại di động—song hành với sự di cư của con người qua  vùng đất mới, dẫu bức tranh ký ức có mãi đổi thay.