Lê Nguyên Phương
Năm 2023, Phương nhận giải thưởng Objectifs Documentary Awards và Tall Poppy Press Runner-up Prize, và giới thiệu với công chúng triển lãm cá nhân tại Singapore và ấn phẩm xuất bản đầu tay Sunshine vào năm 2024. Anh cũng đã có những triển lãm quanh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, như Centre for Contemporary Photography, Museum of Australian Photography, và PHOTO2024 Biennale (Úc), 3năm Studio (Tp. Hồ Chí Minh), Indonesia Photo Fairs (Jakarta), hay RABA (Tokyo).
In 2023, Phương received the Objectifs Documentary Awards and Tall Poppy Press Runner-up Prize, leading to his solo show in Singapore and debut monograph Sunshine published in 2024. He has exhibited throughout the Asia-Pacific, including Contemporary Photography, Museum of Australian Photography, and PHOTO2024 Biennale (Australia), 3năm Studio (Tp. Hồ Chí Minh), Indonesia Photo Fairs (Jakarta), or RABA (Tokyo).
Link to CV
Thành Phẩm
(2021-)Dự án nhiếp ảnh, sắp đặt, xuất bản
/
Photographic series, self-publishing, installation
Recipient of Highly Commeneded Award, Australian & New Zealand Photobook Awards 2024
Winner of Best Photobook Design Prize 2024, Centre for Contemporary Photography, Australia
Nhà học giả Thy Phu viết rằng ta cần mở rộng bối cảnh nhiếp ảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ khi xem xét những hình ảnh tưởng chừng như bình dân phù phiếm, như ảnh cưới hỏi, ảnh đoàn tụ, hay ảnh đời sống thường ngày. Rằng chúng cũng có thể coi là những bức ảnh chiến tranh. Tôi theo chân Bố Mẹ về nơi quê cha đất tổ hằng tìm lại những dấu vết của Ông nội, để rồi được nghe những câu chuyện không đầu không đuôi về một người đàn ông xa lạ. Ở đó, tồn tại khoảng cách thế hệ của một gia đình đang nỗ lực vượt qua mất mát. Những hoài nghi của tuổi trưởng thành. Những đối thoại về căn tính cá nhân và tập thể đối chọi với một hệ thống thuộc địa kéo dài, những dịch chuyển xã hội hậu kháng chiến, và những lung lay trong định nghĩa “nhà”. Khi nhìn lại ảnh của những người tôi thân yêu, tôi nhìn chúng qua thứ lăng kính mà cô Thy Phú gọi là ‘tầm nhìn chiến tranh’. Từ đó, tôi hình dung về những căng thẳng tiềm tàng trong cuộc sống hàng ngày.
Scholar Thy Phu argues that we ‘need to stretch the [Vietnam War photography] framework to consider how seemingly domestic images depicting weddings, reunions, and quotidian, apparently frivolous rituals denoting pleasure, survival, and resilience might also be war photographs.’ Following my parents’ footsteps back to my grandfather’s birth village, I discover traces of a man who, in the landscapes of my memory, stands as a stranger. There lies the intergenerational gap within a family overcoming pain and losses in the post-American War context. The uncertainties of adulthood. Dialogues on individual and collective identity amidst an ongoing colonial structure, societal shifts, and fluctuations in the notion of ‘home’. I employ what Phu called ‘warring visions' in making photographs of my loved ones, to consider how we have imaginatively reckoned with the war’s aftermath. In examining my queer encounters against the backdrop of my family vernacular photographs, I think of the underlying tensions in everyday life.
Duo exhibition with Adrian Jing Song
Incinerator Gallery, Melbourne, 2024
Curated by Phan Quang
Public art, Đà Lạt, 2024
Curated by Liên Phạm & Đạt Vũ
3năm Studio, Hồ Chí Minh City, 2024
Sunshine / Ánh Dương
(2022-ongoing)Dự án nhiếp ảnh, sắp đặt, xuất bản 200 cuốn bởi Tall Poppy Press (Melbourne)
/
Photographic series, an edition of 200 copies published by Tall Poppy Press (Melbourne)
Recipient of Objectifs Documentary Awards 2023, Emerging Catergory, Singapore
Recipient of Tall Poppy Publishing Runner-up Prize 2023, Australia
Những người Việt nhập cư nơi đây thường sống trong nỗi đau mất mát. Nhiều người trong số họ chọn khu ngoại ô Sunshine làm nhà. Giờ đây Sunshine lấp liếm những cải dạng thành một chốn quê hương mà họ không thể trở về. Cuộc sống đương thời tại nơi xa đất khách là sự ảo vọng về đất mẹ, thông qua những khung ảnh mỹ miều của thiên nhiên Việt Nam treo trong quán ăn đèn mờ hay tập tục thờ cúng kính mong sự bảo hộ của tổ tiên.
Tôi đã thu nhập những tài liệu báo chí địa phương, truy tìm qua mạng và nghe lời kể của cộng đồng nơi đây, để tìm những câu chuyện không hồi kết. Trái với tên gọi "Ánh Dương", Sunshine dần để lộ ra khúc mắc về những vấn đề về đa thế hệ. Sự thiếu hoà nhập của những nhóm người trên mảnh đất của tộc Wurundjeri phảng phất những vũ lực vô hình. Những căng thẳng tiềm tàng của danh tính Úc vô định. Nhiếp ảnh không còn chỉ là công cụ ghi hình, mà còn là cách tôi đối diện với trạng thái người ngoài cuộc. Tại một nơi cách nhà 7000 cây số, tôi bắt gặp một khu ngoại ô đang đóng giả làm nhà.
More often than not, Vietnamese diasporas in Australia live under a state of loss. With the influx of Vietnamese immigrants to Sunshine in the late 1970s, the suburb is now superimposed by the Vietnamese community to resemble a faux representation of their home nation, one they could not return to. Their lives on this foreign land that once aided in invading their homeland are relived through scenic photographs of Vietnam hung in dimly lit restaurants and burning incense as they pray to their ancestors for a better fortune.
Through browsing the local news, internet archives, and word-of-mouth, I discovered deconstructed stories without a beginning nor an end. Unlike its name, Sunshine slowly unravels its inter-generational tension of inner-community identity. I use photography not only to document Sunshine, but also confront my outsider status in Australia. I am constantly reminded that I am 7000 km away from my home in Vietnam, in a suburb that disguises itself as home.
Sunshine
Solo exhibition
Objectifs Centre for Photography & Film, Singapore, 2024
Solo exhibition
Objectifs Centre for Photography & Film, Singapore, 2024
Public Projection commissioned by Brimbank City Council,
Sunshine Projection Gallery, Melbourne, 2024
Sunshine Projection Gallery, Melbourne, 2024
Navigating Histories
Curated by Gabrielle Hall-Lomax
PhotoAccess, Canberra, 2024
Cánh Chim Bạc (ở Phnom Kulen)
(2024)Ảnh kĩ thuật số được chụp qua bộ lọc hồng ngoại, khung gỗ sồi, lưới bóng chuyền, kích cỡ tuỳ biến
/
Digital photograph taken through an infrared B&W filter, oak frames, volleyball net, dimensions vary
Nhớ Nguồn / Remeber Spring
(2024)Dự án giám tuyển, Trocadero Projects, Melbourne
Nghệ sĩ gồm có: Thuỵ Vy, Trinh Mia Đặng, Minh-An Phạm
/
Curatorial project, Trocadero Projects, Melbourne
Artists include: Thuỵ Vy, Trinh Mia Đặng, Minh-An Phạm
Sự tồn tại của một gia đình nhập cư, hay di sản cội nguồn của một cá nhân có thể bị khước từ và xoá bỏ khi vai trò của hình ảnh trở thành một công cụ kiểm soát cho giới cầm quyền. Làm thế nào để chúng ta lật đổ ý niệm này để viết lại câu chuyện cá nhân mình và kết nối sâu đậm hơn với quê hương? Đáp lại câu tục ngữ "Uống nước Nhớ nguồn", nghệ sĩ Thụy Vy, Trinh Mia Đặng, và Phạm Minh An đưa chúng ta lại gần hơn với những chuyến hồi hương đầy cảm xúc. Giữa muôn vàn chuyển đổi, họ cho ta thấy những đan xen buồn vui lẫn lộn. Họ đối mặt với cái thân quen lẫn xa lạ, đầm ấm sum họp gia đình nhưng cũng vật lộn với suy ngẫm về nỗi đau mất mát những người thân yêu ở nơi xa. Sự dịch chuyển của những tấm ảnh—dẫu qua âm bản phim, thẻ nhớ, hay điện thoại di động—song hành với sự di cư của con người qua vùng đất mới, dẫu bức tranh ký ức có mãi đổi thay.
migratory department, leading to an extended period of separation between Nguyen’s father and the rest of the family.
Existence of families or one’s cultural heritage can be denied and erased, all while upholding the significance of imagery as a tool of institutional power. How can Vietnamese-Australian artists subvert this notion and bring around the role of photography in reclaiming one’s personal narrative, in connection to their homeland? Responding to the Vietnamese proverb ‘Uống nước Nhớ nguồn’ (Drink water, Remember spring), artists Thuy Vy, Trinh Mia Dang, and Minh-An Phạm offer glimpses into their trips back to Vietnam. Amidst states of transition, they navigate the interplay of unfamiliarity and familiarity, celebrate family life, grapple with grief, and contemplate the loss of distant loved ones. The transportation of images, albeit in film negatives, memory cards, or mobile phones, parallels the movement of bodies between lands, shaping migrant communities’ experiences upon the shifting landscape of memories.
Red Bean Soup / 红豆汤 / Chè Đậu Đỏ
(2024)Dự án giám tuyển, Seventh Gallery, Melbourne
Đồng giám tuyển cùng Adrian Jing Song
Nghệ sĩ gồm có: Kaede James-Takamoto, Yi ‘11’ Zhou, Minh-An Phạm, Sherry Zheng
/
Curatorial project, Seventh Gallery, Melbourne
Co-curated with Adrian Jing Song
Artists include: Kaede James-Takamoto, Yi ‘11’ Zhou, Minh-An Phạm, Sherry Zheng